Laptop thế hệ mới ngày càng khó sửa. Nguyên nhân do đâu?
Theo ghi nhận từ các hệ thống sửa chữa máy tính trên cả nước, tỷ lệ laptop hư hỏng chỉ sau một khoảng thời gian ngắn sử dụng ngày càng tăng cao. Đặc biệt là phần lớn nằm ở những mẫu laptop sản xuất từ năm 2016 khi mà các hãng chính thức sử dụng vi xử lý thế hệ thứ 6 của Intel. Rất nhiều nguyên nhân đã được đưa ra, có cả hợp lý và chưa hợp lý. Với kinh nghiệm sửa chữa phần cứng laptop chuyên sâu cùng số lương laptop sửa chữa rất lớn, Hyperfix.vn xin phép chia sẻ một vài nguyên nhân thực tế đã gặp phải có thể gây ra tình trạng này.
1. Mainboard được thiết kế ngày càng mỏng.
Xu hướng thiết kế hiện tại là những chiếc máy ngày càng mỏng nhẹ, dễ di chuyển. Chính vì vậy mọi linh kiện trên mainboard cũng được thiết kế mỏng hơn, đặc biệt là Mainboard và CPU. Nhiều trường hợp bo mạch chủ bị cong vênh khi máy hoạt động ở nhiệt độ cao hoặc do va đập rất nhẹ, các đường mạch dễ bị chạm lớp dẫn tới hư hỏng, trong quá trình sửa chữa cần hết sức cẩn thận nếu không có thể gây cháy nổ những lớp mạch ngầm.
CPU từ thế hệ thứ 6 được thiết kế mỏng hơn rất nhiều với các thế hệ trước. Rất nhiều máy sau một thời gian sử dụng bị lỗi bật không lên do CPU cong vênh, các chân tiếp xúc với bo mạch chủ bị bong ra. Do quá mỏng cũng làm cho việc sửa chữa và thay thế khó khăn hơn rất nhiều, khi sử dụng máy BGA thay thế chipset dễ làm cong vênh CPU dẫn tới hư hỏng hoàn toàn
Thay thế CPU dán tại Hyperfix.vn
2. Quá nhiều tính năng tích hợp trên một linh kiện
Số lượng linh kiện trên mainboard thế hệ mới ngày ít hơn so với các thế hệ cũ. Có 2 lý do: Cắt giảm chi phí gia công do phải sử dụng ít linh kiện hơn và thiết kế mainboard nhỏ gọn hơn.
Điều này gây ra tình trạng khi cháy nổ IC các khổi nguồn thường dẫn tới chạm chập cả khổi nguồn đó. Đặc biệt là khối nguồn CPU. Đa số các trường hợp cháy nổ linh kiện nguồn CPU thường làm hư hỏng luôn cả CPU, việc sửa chữa gặp nhiều khó khăn, nếu sửa được thì chi phí sẽ rất cao. Nhiều dòng máy hiện tại chưa có linh kiên thay thế.
Cháy nổ IC làm hư hỏng chipset Nvidia MX150
3. Chưa có tài liệu sửa chữa
Bios - Schematics - Boardview là những yếu tố cần thiết để một người thợ có thế sửa chữa phần cứng laptop. Theo thông tin hiện tại các nhà sản xuất thường không cho tài liệu sửa chữa ra bên ngoài. Nếu không có sơ đồ linh kiện và cấu trúc của mainboard thì coi như tỷ lệ sửa chữa thành công với một chiếc máy chỉ dưới 50%. Do đó tỷ lệ máy không sửa chữa được có xu hướng ngày càng tăng cao, chi phí thay thế cả mainboard ngày càng đắt đỏ.
Sản phẩm hot