Khách hàng có nên tự sửa chữa máy tính của mình?
Đã bao giờ bạn tự tay sửa chữa chiếc máy tính của mình chưa? Và còn nhớ cảm rác run run tay khi tháo từng con ốc mở máy?
Nhớ lại khoảng thời gian những năm đầu đại học cũng là lần đầu tiên được sở hữu một chiếc máy tính của riêng mình. Bản thân vốn yêu thích về máy tính cộng với sự tò mò và phá hoại nên ngay khi mua máy thì mục tiêu đầu tiên là học cách tự cài đặt windows. Thành quả là chỉ trong một tuần đầu tiên thôi nhưng các anh kỹ thuật ở Viettel Store đã phải gặp mặt mình tới 4 lần chỉ với một việc duy nhất là bảo hành "cài win". Sau bao lần đó, mình có thêm nhiều hiểu biết hơn về hệ điều hành và các phần mềm, cuối cùng cũng có thể tự tay cài được một bản windows hoàn chỉnh và nhiệt tình cài máy cho người thân bạn bè. Hai năm trôi qua, chiếc laptop chính thức bước vào giai đoạn hết bảo hành, cũng vì muốn biết bên trong nó có những gì nên liều mình tự tay tháo máy. Tay run run tháo từng con ốc và rồi sau gần một tiếng điều gì mong muốn cũng đến, lần đầu tiên trong đời tự tay tháo lắp được một chiếc máy tính. Cảm giác nâng nâng vừa vui mừng vừa phấn khích...
Và rồi vui chẳng được bao lâu thì lỗi sợ hãi kéo đến. Chiếc laptop yêu quý giờ không bật được nguồn nữa, vội vàng xách máy đi sửa và may thay em nó đã sống lại với cái giá phải trả lúc đó thực sự chát: 800.000 đồng. Đó quả thực là một lần nhớ đời và cũng nhờ nó mà hôm nay mình đã là một kỹ thuật viên sửa chữa phần cứng. Sau những gì bản thân đã trải qua và kinh nghiệm tích lũy trong suốt quá trình sửa chữa máy tính cho khác hàng, mình xin chia sẻ quan điểm về một vấn đề có lẽ rất nhiều người quan tâm:
Người dùng bình thường có nên tự sửa chữa máy tính của mình?
Câu trả lời: Phụ thuộc rất lớn vào trường hợp nào thì có thể tự sửa chữa và trường hợp nào không nên.
Cùng tham khảo những chia sẻ của mình để biết tại sao nhé!
1. Những trường hợp người dùng có thể tự sửa chữa
- Thay thế linh kiện dễ tháo lắp như: pin, sạc, bàn phím...
- Cài đặt hệ điều hành và các ứng dụng phục vụ nhu cầu sử dụng.
Những trường hợp này sẽ không phải tháo lắp máy nên ít nguy hiểm tới phần cứng bên trong. Khách hàng hoàn toàn có thể tự làm được nếu có một chút hiểu biết về các thông số của linh kiện.
2. Những trường hợp người dùng không nên tự sửa chữa
- Tự thay thế các linh kiện khó tháo như: Màn hình, các loại bàn phím được hàn trực tiếp vào mặt C của laptop...
- Tự tháo máy để vệ sinh bảo dưỡng bên trong khi chưa có nhiều kinh nghiệm tháo lắp nhiều dòng máy khác nhau.
- Tự sửa chữa mainboard khi không có kiến thức về linh kiện điện tử.
- Không nên tự nối dây sạc nếu không nắm rõ quy trình đảm bảo an toàn.
Những trường hợp này có thể gây hư hỏng mainboard, cháy nổ mạch bên trong. Trường hợp nặng có thể không còn khả năng sửa chữa.
Qua nhiều lần sửa chữa những máy bị lỗi do sự chủ quan của người dùng, mình khuyên các bạn nên cân nhắc kỹ trước khi quyết định có nên tự sửa chữa hay không. Nhiều khi chỉ vì sự tò mò hoặc tự sửa để tiết kiệm chi phí có thể phải trả bằng một cái giá rất đắt.
Mong rằng với những gì đã chia sẻ, các bạn sẽ có những lựa chọn tốt hơn cho chiếc máy tính yêu quý của mình. Trải nghiệm dịch vụ sửa chữa máy tính tại HYPERFIX.vn để chiếc máy tính được chăm sóc tốt nhất nhé!
Xem thêm : =>> sửa chữa laptop lấy ngay trong 1h của chúng tôi
Sản phẩm hot